Tham số phân hệ “Tổng hợp”

Mục lục
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 05/03/2021 – Ngày cập nhật: 18/10/2022

Chi tiết các tham số phân hệ “Tổng hợp”

Các tham số của phân hệ kế toán tổng hợp gồm có:

1. Tham số “300 – Hình thức sổ kế toán”

Chương trình có 2 lựa chọn hình thức sổ sách kế toán: Nhật ký chung hoặc Chứng từ ghi sổ.

Có 2 lựa chọn:

1 – Nhật ký chung: Chương trình ở mục “Sổ sách kế toán” hiển thị các chức năng và sổ sách theo hình thức Nhật ký chung.

2 – Chứng từ ghi sổ: Chương trình ở mục “Sổ sách kế toán” hiển thị các chức năng và sổ sách theo hình thức ghi sổ. 

Chương trình ngầm định là 1. Người dùng có thể đổi giá trị nhưng sau đó phải thoát khỏi chương trình và vào lại.

2. Tham số “301 – Sử dụng mẫu sổ theo Thông tư, quyết định”

Chương trình có các lựa chọn để sử dụng mẫu chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính theo thông tư, quyết định tương ứng.

Có các lựa chọn:

1 – Thông tư 200

2 – Thông tư 133 – theo ngắn hạn, dài hạn: Tài sản và nguồn vốn tại bảng cân đối kế toán chia theo ngắn hạn, dài hạn.

3 – Thông tư 133 không theo ngắn hạn, dài hạn: Tài sản và nguồn vốn tại bảng cân đối kế toán không chia theo ngắn hạn, dài hạn. 

4 – Quyết định 48.

Chương trình ngầm định là Thông tư 200. Người dùng có thể đổi giá trị nhưng sau đó phải thoát khỏi chương trình và vào lại.

3. Tham số “305 – Danh sách các đầu tài khoản không có số dư”

Danh sách các đầu tài khoản không có số dư. Chương trình không hiển thị các đầu tài khoản không có số dư ở menu “Tổng hợp/ Số dư tài khoản/ Vào số dư ban đầu của các tài khoản.

Chương trình ngầm định là các đầu tài khoản 5, 6, 7, 8, 9.

4. Tham số “310 – Danh sách các tài khoản công nợ”

Khai báo danh sách các tài khoản công nợ trong chương trình.

Khi khai báo danh mục tài khoản, nếu tài khoản đó không thuộc danh sách các tài khoản công nợ khai báo tại tham số này thì chương trình kiểm tra trường “tài khoản theo dõi công nợ” nếu là 1 thì chương trình hiện cảnh báo. 

Người dùng phải đổi giá trị trường “tài khoản theo dõi công nợ” hoặc khai báo thêm danh sách tài khoản công nợ.

Chương trình ngầm định là các tài khoản 131, 1388, 141, 331, 3388, 341.

5. Tham số “315 – Tài khoản ghi nhận lãi từ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ”

Tài khoản chênh lệch tỷ giá lãi. Khi cập nhật chứng từ thanh toán ngoại tệ có chênh lệch tỷ giá lãi chương trình sẽ định khoản chênh lệch theo tài khoản khai báo. Thực hiện ở phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có (thu) của ngân hàng, giấy báo nợ (chi) của ngân hàng.

Chương trình ngầm định là tài khoản 5152.

6. Tham số “320 – Tài khoản ghi nhận lỗ từ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ”

Tài khoản chênh lệch tỷ giá lỗ. Khi cập nhật chứng từ thanh toán ngoại tệ có chênh lệch tỷ giá lỗ chương trình sẽ định khoản theo tài khoản khai báo. Thực hiện ở phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có (thu) của ngân hàng, giấy báo nợ (chi) của ngân hàng.

Chương trình ngầm định là tài khoản 6351.

7. Tham số “325 – Đánh giá chênh lệch tỷ giá cho các khoản ứng trước”

Chương trình cho phép có/không đánh giá chênh lệch tỷ giá cho các khoản ứng trước.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không: không thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá cho các khoản ứng trước.

1 – Có: có thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá cho các khoản ứng trước.

Chương trình ngầm định là 0.

Lưu ý: Theo quy định thì các khoản ứng trước sẽ không phải đánh giá cltg (chênh lệch tỷ giá) cuối kỳ. Với các tài khoản công nợ phải thu thì khách hàng có số dư có sẽ không đánh giá lại cltg cuối kỳ. Với các tài khoản công nợ phải trả thì nhà cung cấp có số dư nợ sẽ không đánh giá lại cltg cuối kỳ.

8. Tham số “330 – Tài khoản kết quả sản xuất kinh doanh”

Dùng khi khai báo cách tính các chỉ tiêu khi lên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, cho trường hợp có tính các giảm trừ: chương trình sẽ tính các các giảm trừ không đối ứng với tk kqsxkd.

Chương trình ngầm định là tài khoản 911.

9. Tham số “335 – Tài khoản lợi nhuận năm trước”

Khi thực hiện chức năng kết chuyển số dư sang năm sau ở menu “Kết chuyển số dư tk và c.nợ sang năm sau” tại phân hệ “Tổng hợp”, chương trình sẽ dựa vào danh sách tài khoản khai báo ở tham số này để thực hiện kết chuyển.

Giá trị ngầm định của tham số này là 4211.

10. Tham số “340 – Tài khoản lợi nhuận năm nay”

Khi thực hiện chức năng kết chuyển số dư sang năm sau ở menu “Kết chuyển số dư tk và c.nợ sang năm sau” tại phân hệ “Tổng hợp”, chương trình sẽ dựa vào danh sách tài khoản khai báo ở tham số này để thực hiện kết chuyển.

Giá trị ngầm định của tham số này là 4212.

11. Tham số “347 – Trường thông tin quản trị/thống kê lấy theo tk đối ứng”

Chương trình cho phép có/không chuyển vào sổ cái các trường thông tin quản trị: mã dự án, mã phí,… của các dòng có mã trắng dựa vào tài khoản đối ứng trên “Phiếu kế toán”.

Ví dụ: Khi lập Phiếu kế toán hạch toán Nợ TK 131 có mã dự án DAA1 / Có TK 333 không có mã dự án.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không: Chương trình chỉ chuyển vào sổ cái mã dự án cho dòng Nợ TK 131.

1 – Có: Chương trình có chuyển vào sổ cái mã dự án cho cả 2 dòng nợ và có.

Chương trình ngầm định là 0.

12. Tham số “573 – Sử dụng hóa đơn điện tử”

Tham số này để khai báo doanh nghiệp có hoặc không sử dụng hóa đơn điện tử.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không: không sử dụng hddt.

1 – Có: có sử dụng hddt.

Ngầm định của chương trình là 0.

Khi chọn “1 – Có” thì chương trình hiện lên các menu thuộc nhóm menu “Hóa đơn điện tử” ở các phân hệ có phát hành hóa đơn điện tử.

Và trên các chứng từ liên quan đến hóa đơn điện tử sẽ hiện lên tab “Hđ điện tử”.

13. Tham số “574 – Thông tư áp dụng cho hddt”

Tham số này dùng để khai báo doanh nghiệp sử dụng thông tư nào cho hóa đơn điện tử.

Có 2 lựa chọn: 

1 – Theo TT 39: Áp dụng theo thông tư 39

    • Không có menu “Hóa đơn thay thế (Điều chỉnh sai sót)”.

2 – Theo TT 78: Áp dụng theo thông tư 78:

    • Bổ sung tham số hệ thống stt 579 : Cho phép thay thế hóa đơn điều chỉnh, điều chỉnh hóa đơn thay thế (0 – Không, 1 – Có)
    • Danh mục quyển chứng từ, chứng từ hóa đơn điện tử bổ sung loại hóa đơn và ký hiệu mẫu hóa đơn để đúng theo thông tư 78
    • Bổ sung truyền tính chất từng dòng hàng hóa, dịch vụ khi phát hành
    • Hiện mẫu in theo TT78.

Chương trình ngầm định là 1.

14. Tham số “575 – Sử dụng quyết định 635/QĐ-TCT”

Tham số này để khai báo doanh nghiệp có hoặc không sử dụng hóa đơn điện tử theo quyết định 635/QĐ-TCT.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không: không sử dụng quyết định 635/QĐ-TCT.

1 – Có: có sử dụng quyết định 635/QĐ-TCT.

Ngầm định của chương trình là 0.

15. Tham số “576 – Xử lý chiết khấu trên hddt”

Tham số này dùng để khai báo cách xử lý chiết khấu trên hóa đơn điện tử.

Có 3 lựa chọn: 

0 – Không hiện ck: Không hiển thị thêm dòng tổng chiết khấu

1 – Hiện tổng ck: Hiển thị thêm một dòng tổng chiết khấu.

2 – Hiện ck và thuế ck nhóm theo loại thuế suất: Thêm các dòng chiết khấu nhóm theo từng loại thuế suất và tiền thuế ck (Chỉ có ở mẫu nhiều thuế suất).

Lưu ý: Tùy chọn 2 chỉ xử lý khi khai báo tham số:

      • STT 576 – Sử dụng quyết định 635/QĐ – TCT (0 – Không, 1 – Có) chọn là 1.
      • STT 583 – Sử dụng mẫu in nhiều thuế suất khi phát hành hóa đơn (0 – Không, 1 – Có) chọn là 1.

Chương trình ngầm định là 0.

16. Tham số “577 – Cho phép ngày ký số khác ngày lập hóa đơn”

Chương trình cho phép có hoặc không cho phép ngày ký số khác với ngày lập hóa đơn.

0 – Không :  Không cho phép ngày ký số khác với ngày lập hóa đơn. 

Trường hợp ngày ký số khác với ngày lập hóa đơn, chương trình hiển thị cảnh báo: 

      • Nhấn “Có” chương trình sẽ gán ngày hóa đơn bằng ngày máy trạm rồi phát hành và hiển thị thông báo:

      • Nhấn “Không” chương trình sẽ quay về màn hình chứng từ.

1- Có: Cho phép ngày ký số khác với ngày lập hóa đơn

Trường hợp ngày ký số khác với ngày lập hóa đơn, chương trình hiển thị cảnh báo: 

      • Nhấn “Có” chương trình sẽ gán lại ngày hóa đơn bằng ngày máy trạm (máy đang làm việc) rồi phát hành.
      • Nhấn “Không” Chương trình sẽ phát hành theo ngày hóa đơn.

17. Tham số “578 – Loại chữ ký số sử dụng”

Khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, có thể dùng nhiều loại chữ ký số khác nhau. Vì thế, cần khai báo loại chữ ký số phù hợp khi sử dụng chương trình.

Có 2 lựa chọn:

1 – Token: Mẫu in hóa đơn điện tử sẽ sử dụng chữ ký số Token.

2 – HSM: Mẫu in hóa đơn điện tử sẽ sử dụng chữ ký số HSM. 

Ngầm định của chương trình là 2.

18. Tham số “579 – Cho phép thay thế hóa đơn điều chỉnh, điều chỉnh hóa đơn thay thế”

Tham số này dùng để khai báo có/không cho phép thay đổi hóa đơn điều chỉnh, điều chỉnh hóa đơn thay thế.

0 – Không: không cho phép thay đổi hóa đơn điều chỉnh, điều chỉnh hóa đơn thay thế. Ví dụ: Hóa đơn B nếu đã điều chỉnh cho hóa đơn A thì hóa đơn C cũng phải là điều chỉnh cho hóa đơn B mà không được thay thế.

1 – Có: cho phép điều chỉnh, thay thế tự do. Ví dụ: Hóa đơn B điều chỉnh cho hóa đơn A  thì hóa đơn C có thể thay thế hoặc điều chỉnh cho hóa đơn B.

Lưu ý: Tùy chọn “0 – không” chỉ xử lý khi khai báo tham số “STT 574 – Thông tư áp dụng cho hddt (1 – Theo TT39, 2 – Theo TT78)” chọn là 2.

Ngầm định của chương trình là 0.

19. Tham số “582 – Hiện các mẫu in cùng mã chứng từ”

Tham số này dùng để khai báo có/không hiện mẫu in cùng mã chứng từ.

0 – Không: Chỉ hiển thị các mẫu in theo quyển chứng từ.

1 – Có: Hiển thị cả các mẫu in không xét theo quyển chứng từ.

Ngầm định của chương trình là 0.

20. Tham số “583 – Sử dụng mẫu in nhiều thuế suất khi phát hành hóa đơn”

Tham số này để khai báo có/không sử dụng mẫu in hóa đơn điện tử có nhiều thuế suất đối với hóa đơn dịch vụ.

Có 2 lựa chọn:

1 – Có: Sau khi phát hành hóa đơn điện tử, mẫu xem hóa đơn điện tử thể hiện thông tin thuế tại từng dòng chi tiết và tổng cộng như hình dưới (Lưu ý: phải khai báo trên portal cũng là mẫu in nhiều thuế suất cho đơn vị). 

0 – Không: Sau khi phát hành hóa đơn điện tử, mẫu xem hóa đơn điện tử thể hiện thông tin theo mã thuế suất lớn nhất và tiền thuế ở ô tổng cộng.

Ngầm định của chương trình là 0.

 

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận