Tham số phân hệ “Tồn kho”

Mục lục
  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 06/03/2021 – Ngày cập nhật: 15/11/2023

Chi tiết các tham số phân hệ “Tồn kho”

Các tham số phần này liên quan đến phân hệ tồn kho.

1. Tham số “700 – Tài khoản ngầm định hạch toán tiền chênh lệch giá tồn kho cuối kỳ”

Khi tạo phiếu xuất chênh lệch thì chương trình sẽ hạch toán nợ có dựa vào tài khoản khai báo trong danh mục vật tư: Nợ “Tk chênh lệch giá tb”/ Có “Tk vật tư”

Trong trường hợp một vật tư nào đó có chênh lệch nhưng trong danh mục vật tư không có khai báo “Tk chênh lệch giá tb” thì chương trình sẽ lấy “Tài khoản ngầm định hạch toán chênh lệch giá tồn kho” được khai báo tại tham số này để hạch toán.

Người dùng có thể sửa lại khi chạy tính giá trung bình.

Chương trình ngầm định là tài khoản 6321.

2. Tham số “701 – Hiện tồn kho tức thời”

Khi lập chứng từ liên quan tới vật tư, chương trình có/không hiện tồn kho tức thời của các vật tư.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không hiện: Không hiện tồn kho tức thời của các vật tư.

1 – Chỉ cập nhật khi tạo mới/sửa c.từ: hiện tồn kho tức thời của vật tư khi tạo mới chứng từ và chỉ cập nhật lại khi sửa chứng từ.

2 – Cập nhật khi thao tác trên c.từ: luôn hiện tồn kho tức thời của các vật tư và cập nhật lại khi thực hiện các thao tác trên chứng từ như tạo mới, sửa, sau khi lưu phiếu …

Chương trình ngầm định là 1.

3. Tham số “705 – Kiểm tra tồn âm khi xuất kho”

Khi xuất hàng hóa, vật tư, nếu số lượng hàng xuất nhiều hơn số lượng hàng tồn gây xuất âm, chương trình có/không hiện cảnh báo.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không: Khi xuất kho bị âm, chương trình không kiểm tra, cho lưu.

1 – Cảnh báo: Khi xuất kho bị âm,chương trình đưa ra cảnh báo nhưng vẫn cho lưu.

2 – Không cho lưu: Khi xuất kho bị âm, chương trình đưa ra cảnh báo và không cho lưu. Phải xem số liệu hoặc tình trạng tồn kho.

Chương trình ngầm định là 1.

4. Tham số 706- Kiểm tra tồn kho nhỏ hơn tồn tối thiểu khi xuất kho

Khi xuất hàng hóa, vật tư, nếu số tồn kho nhỏ hơn tồn tối thiểu, chương trình có/không hiện cảnh báo: 

Có 2 lựa chọn: 

0 –  Không: Khi xuất kho nhỏ hơn tồn tối thiểu (khai báo ở danh mục vật tư, hàng hóa), chương trình không kiểm tra, cho lưu.

1 – Cảnh báo: Khi xuất kho nhỏ hơn tồn tối thiểu, chương trình đưa ra cảnh báo nhưng vẫn cho lưu.

Chương trình ngầm định là 0.

5. Tham số 707- Quản lý theo lô

Chương trình cho phép có/không theo dõi tồn kho theo lô.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không: Không cho phép quản lý theo lô

1 – Có: Chương trình sẽ xử lý: 

Danh mục vật tư thêm lựa chọn “Quản lý theo lô”

Thêm Danh mục lô

Thêm Danh mục phân nhóm lô

Thêm vào số dư, tồn kho ban đầu theo lô

Các màn hình nhập liệu bổ sung cột số lô, hạn dùng

Hiện 3 báo cáo tồn kho theo lô và b/c nhập xuất tồn theo lô.

Xem hướng dẫn quản lý theo lô tại “Quản lý theo lô và hạn sử dụng”.

Chương trình ngầm định là 0.

6. Tham số 709- Khai báo cách tạo mã lô tự động

Trong danh mục lô, chương trình cho phép có/không tạo mã lô tự động khi nhập kho. Nếu cho phép tạo mã lô tự động, thì khai báo cách tạo mã lô tự động ở tham số này.

Chương trình qui định 4 ký tự đặc biệt “d,m,y,#”, trong đó # là số thứ tự tự động tăng trong cùng 1 ngày.

Ngầm định mã lô tự động có dạng “LO.yymmdd.##”.

Ví dụ ngày 11/10/2019 lập phiếu nhập sẽ tự động sinh lô LO.191011.01

7. Tham số “710 – Cách tính giá trung bình cho vật tư có ở nhiều kho”

Một vật tư nằm ở nhiều kho, khi chạy tính giá trung bình cho vật tư, chương trình áp giá vào đơn giá cho các phiếu xuất, thì có 2 khả năng xác định giá tồn kho:

  • 1 – Một giá chung: Lấy một giá trung bình chung cho toàn công ty (cho tất cả các kho) để áp vào đơn giá trên phiếu xuất. 

Trường hợp sử dụng giá trung bình chung cho vật tư ở nhiều kho thì các phiếu nhập điều chuyển theo giá trung bình và các phiếu nhập khác theo giá trung bình sẽ không tham gia vào quá trình tính toán giá. 

  • 2 – Giá riêng cho từng kho (và dự án): Một vật tư có ở nhiều kho thì sẽ tính giá riêng cho vật tư đó ở từng kho.
  • 3 – Giá riêng cho từng kho và lô: Một vật tư có ở nhiều kho sẽ tính riêng cho vật tư đó ở từng kho và theo từng lô.
  • 4 – Giá riêng cho từng kho (và không riêng cho từng dự án): Một vật tư có ở nhiều kho thì sẽ tính giá riêng cho vật tư đó ở từng kho và không tính riêng theo từng dự án.

Chương trình ngầm định là 1.

8. Tham số “711 – Theo dõi tồn kho trung bình tháng theo n.tệ”

  • 0 – Không: Chương trình chỉ tính giá trung bình cho trường tiền theo đồng tiền hạch toán.
  • 1 – Có: Chương trình sẽ tính giá trung bình cho cả trường tiền ngoại tệ.

9. Tham số “715 – Xử lý chênh lệch giá khi tính giá”

Đối với trường hợp tính giá trung bình cho từng vật tư ở từng kho thì có thể xảy ra các chênh lệch do trong phần mềm Fast Accounting thì trường đơn giá được lưu trữ chỉ có 3 chữ số sau dấu phẩy thập phân. Các chênh lệch này thường rất nhỏ, nhưng cũng có thể lớn nếu như số lượng nhập xuất tồn lớn. Chênh lệch dễ nhận biết nhất đó là số lượng tồn thì hết ( = 0) nhưng giá trị tồn vẫn còn ( # 0).

Đối với trường hợp tính một giá trung bình chung cho một vật tư ở nhiều kho thì giá trị chênh lệch này ở từng kho có thể rất lớn. Tuy nhiên cộng chênh lệch của tất cả các kho lại (cho từng vật tư) thì sẽ bằng không.

Khi đó, để chương trình tự động hạch toán thì chương trình sẽ có các lựa chọn xử lý cho số tiền chênh lệch đó như sau.

Có 2 lựa chọn:

1 – Tạo phiếu xuất: Tự động tạo 1 phiếu xuất mới vào ngày cuối cùng của kỳ tính giá với số tiền là tiền chênh lệch. 

2 – Áp vào phiếu xuất cuối: Áp số tiền chênh lệch đó vào phiếu xuất cuối cùng.

Chương trình ngầm định là 1.

10. Tham số “725 – Mã chứng từ áp tiền chênh lệch khi tính giá trung bình và tạo phiếu xuất”

Nếu tham số 715 chọn “1 – Tạo phiếu xuất” thì chương trình sẽ tạo ra 1 phiếu xuất tự động và chương trình sẽ áp tiền chênh lệch khi cập nhật menu tính giá trung bình. Phiếu xuất tự động đó được khai báo tại tham số hệ thống.

Chương trình ngầm định là các mã chứng từ: PXD, HDA.

11. Tham số “726 – Tách menu tính giá tb và xử lý chênh lệch (0 – Không, 1 – Có)”

Chương trình cho phép có/không tách menu tính giá trung bình và xử lý chênh lệch. 

Có 2 lựa chọn: 

0 – Không

      • Chức năng tính giá và áp giá trung bình và chức năng xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ nằm trong cùng một menu.

1- Có 

      • Chức năng “Tính giá trung bình tháng” và chức năng “Xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ” được tách riêng thành 2 menu.
      • Menu “Xử lý chênh lệch tồn kho cuối kỳ” cho phép:
        • Xem trước các giá trị chênh lệch cuối kỳ khi tính giá.
        • Tạo phiếu xuất chênh lệch riêng với mã giao dịch số 7 hoặc áp chênh lệch vào phiếu xuất cuối.
        • Xóa giá trị chênh lệch đã tạo trước đó.
      • Hiển thị menu “Báo cáo chênh lệch tồn kho theo giá tb” thể hiện giá trị chênh lệch cuối kỳ khi chạy tính giá tồn kho.

Chương trình ngầm định là 1.

12. Tham số “727 – Hiện cột Tiền cl giá TB (0 – Không hiện, 1 – Có hiện)”

Chương trình cho phép ẩn/hiện cột tiền chênh lệch giá trung bình ở phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không hiện: sẽ không hiện các cột tiền cl giá tb ở phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng.

1 – Có hiện: hiện các cột tiền cl giá tb ở phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng.

Chương trình ngầm định là 1.

13. Tham số “730 – Tính và áp giá cho các vật tư tính giá tb di động, giá nhập trước xuất trước khi xuất kho”

Chương trình cho phép có/không tính và áp giá vốn tạm thời ngay khi xuất kho (khi lưu chứng từ) cho các vật tư tính giá trung bình di động, nhập trước xuất trước. 

Có 2 lựa chọn:

0 – Không: Không tính và áp giá vốn tạm thời khi xuất kho.

1 – Có: Tính và áp giá vốn tạm thời khi xuất kho.

Chương trình ngầm định là 0. 

Khi chọn có tính và áp giá thì việc tính toán sẽ làm chậm quá trình lưu chứng từ.

14. Tham số “735 – Ngày bắt đầu tính và áp giá cho các vật tư tính giá trung bình di động, giá ntxt khi xuất kho”

Khi làm phiếu xuất kho thì chương trình không tính giá và áp giá cho các phiếu xuất nhỏ hơn ngày khai báo đối với các vật tư tính theo giá trung bình di động hoặc ntxt. Chỉ tính và áp giá với các phiếu xuất lớn hơn hoặc bằng ngày khai báo.

Việc này nhằm tránh cho việc chương trình lại tính và áp lại giá đối với các phiếu xuất đã lập trước đó và lọc ra sửa lại các thông tin không làm thay đổi giá.

Khi mới sử dụng chương trình người sử dụng có thể khai báo tham số này bằng ngày đầu tiên của kỳ mở sổ.

Khi thực hiện tính giá trung bình di động hoặc tính giá ntxt vào cuối kỳ thì chương trình sẽ cập nhật lại ngày của tham số này bằng ngày cuối của kỳ tính giá cộng thêm 1 ngày. Người sử dụng có thể sửa lại ngày này – vào menu này để sửa.

15. Tham số “740 – Cách tính giá NTXT”

Chương trình cho phép lựa chọn cách tính giá cho vật tư nhập trước xuất trước.

Có 2 lựa chọn:

1 – Đúng theo ngày: Chương trình sẽ lấy số liệu từ các phiếu nhập đến ngày của phiếu xuất để tính, phiếu nào nhập trước thì xuất trước.

2 – Đúng theo tháng: Chương trình lấy số liệu từ các phiếu nhập trong tháng của phiếu xuất. Có thể xảy ra là lấy số liệu từ phiếu nhập, nhập sau ngày của phiếu xuất, nhưng vẫn trong cùng 1 tháng.                     

Chương trình ngầm định là 1.

16. Tham số “745 – Đối tượng tính giá thành ngầm định”

Hàng hóa, vật tư được khai báo loại vật tư là “51 – thành phẩm”. 

Khi vào menu “Giá thành sản xuất\Danh mục\Khai báo đối tượng tính gt cho các sp (Giá thành sx)” trường “đối tượng tính giá thành” được lấy ngầm định theo tham số khai báo ở đây. Có thể sửa lại khi khai báo.

Có 2 lựa chọn:

1 – Sản phẩm

2 – Lsx – sản phẩm (lệnh sản xuất – sản phẩm)

3 – Bpht – sản phẩm (bộ phận hạch toán – sản phẩm)

4 – Lsx – Bpht – sản phẩm (lệnh sản xuất – bộ phận hạch toán – sản phẩm)

Chương trình ngầm định là 1.

17. Tham số “750 – Họ và tên thủ kho”

Khai báo họ và tên của thủ kho in trên các chứng từ và các báo cáo, mẫu in mẫu tiếng Việt.

Trường hợp khai báo thông tin thủ kho ở menu “Danh mục kho” thì chương trình sẽ lấy các thông tin ở menu “Danh mục kho” để lên mẫu in chứng từ.

18. Tham số “755 – Storekeeper’s name”

Khai báo họ và tên của thủ kho in trên các chứng từ và các báo cáo, mẫu in mẫu tiếng Anh.

Trường hợp khai báo thông tin thủ kho ở menu “Danh mục kho” thì chương trình sẽ lấy các thông tin ở menu “Danh mục kho” để lên mẫu in chứng từ.

19. Tham số “760 – Theo dõi tồn kho vật tư theo 2 đơn vị tính”

Chương trình cho phép có/không nhập đơn vị tính thứ 2 khi khai báo danh mục hàng hóa, vật tư.

Có 2 lựa chọn:

0 – Không: Không hiện các trường khai báo đơn vị tính 2 cho hàng hóa, vật tư.

1 – Có: Hiện các trường khai báo đơn vị tính 2 cho hàng hóa, vật tư.

Chương trình ngầm định là 0.

20. Tham số “765 – Hiện tồn kho tức thời 2 đơn vị tính”

Các hàng hóa, vật tư sử dụng 2 đơn vị tính, chương trình có các lựa chọn để hiển thị tồn kho tức thời.

Có các lựa chọn:

1 – Tồn quy đổi theo đvt nhập trên màn hình: Chỉ hiện 1 cột tồn kho của đơn vị tính đang chọn, số lượng tồn được quy đổi theo hệ số khai báo trong danh mục hàng hóa, vật tư.

2 – Tồn riêng của đơn vị tính nhập: Chỉ hiện 1 cột tồn kho của đơn vị tính đang chọn, số lượng tồn là số lượng nhập của đơn vị tính đó.

3 – Tồn cả 2 đơn vị: Hiện số lượng tồn kho cả 2 đơn vị tính của vật tư.

Chương trình ngầm định là 2.

21. Tham số “770 – Số của pn điều chuyển”

Chương trình cho phép khai báo số của phiếu nhập điều chuyển là số chứng từ riêng hoặc số của phiếu xuất điều chuyển.

Có các lựa chọn:

1 – Có số c.từ riêng: Hiển thị thêm thông tin “Phiếu nhập đ/c”, cho nhập quyển chứng từ, số phiếu nhập của Phiếu nhập điều chuyển.

2 – Là số của px đ/c: Số của phiếu nhập điều chuyển là số của phiếu xuất điều chuyển.

Chương trình ngầm định là 2.

 

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận