Lập hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu và thuế của dịch vụ

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 18/03/2021 – Ngày cập nhật: 01/06/2021

1. Hạch toán

Có các trường hợp sau:

1. Điều chỉnh giảm giá bán – có thể do ghi nhầm giá (cao hơn) hoặc do dịch vụ kém, không đúng quy cách. Trường hợp này lập hóa đơn điều chỉnh và ghi rõ: “Điều chỉnh giảm đơn giá, tiền thuế của dịch vụ … trên hđ số … ký hiệu … ngày … từ … thành …”.

2. Điều chỉnh giảm thuế do nhầm thuế suất, ví dụ thuế suất là 5% nhưng trên hóa đơn tính là 10%. Trường hợp này chỉ điều chỉnh giảm thuế gtgt. Lập hóa đơn điều chỉnh và ghi rõ: “Điều chỉnh giảm thuế suất gtgt từ xx% thành yy% của hđ số … ký hiệu … ngày …”.

3. Điều chỉnh chiết khấu thương mại vào cuối kỳ bán hàng khi theo chính sách bán hàng người mua đạt số lượng được chiết khấu. Khi này lập hóa đơn điều chỉnh  và ghi rõ: “Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế dịch vụ … của các hóa đơn theo bảng kê số .. (chiết khấu thương mại xx% theo hợp đồng số … ngày …)”.

Lưu ý: Trên hóa đơn điều chỉnh giảm thì không ghi âm, nhưng trong bảng kê hàng hóa bán ra và tờ khai thuế thì ghi âm doanh thu và thuế.

Hạch toán theo TT 200

Hóa đơn giảm giá:

Nợ TK 52123 Giá trị giảm giá dịch vụ (chưa có thuế)

Nợ TK 3331 Thuế GTGT ứng với giá trị giảm giá

Có TK 111, 112, 131…Tổng tiền giảm giá.

Sau đó lập chứng từ thực hiện kết chuyển giảm trừ doanh thu:

Nợ TK 5113 Doanh thu dịch vụ

Có TK 52123

Hạch toán theo TT 133

Khi này hạch toán trực tiếp giảm doanh thu và không cần lập thêm 1 chứng từ kết chuyển giảm trừ doanh thu nữa.

Nợ TK 5113 Giá trị giảm giá (chưa có thuế)

Nợ TK 3331 Thuế GTGT ứng với giá trị giảm giá

Có TK 111, 112, 131…Tổng tiền giảm giá.

2. Hướng dẫn thực hiện chung

Menu thực hiện:

  • Phân hệ bán hàng\Hóa đơn d.vụ và bán hàng khác\Hóa đơn điều chỉnh giảm giá thuế và doanh thu dịch vụ.

Màn hình khai báo hóa đơn điều chỉnh giảm:

Nhập “Số hóa đơn bán” và “Ngày hóa đơn bán” trước đó

Số hđ và ngày hđ bán xuất ra trước đó được chọn từ danh sách hóa đơn bằng cách bấm “F5 – Chọn hđ”. 

Khi bấm “F5 – chọn hđ” chương trình sẽ hiện lên các hóa đơn của khách hàng hiện thời để chọn. 

Sau khi chọn thì chương trình sẽ gán số hđ và ngày hđ của hđ được chọn vào các trường tương ứng.

Thông tin về ngày hóa đơn, số hóa đơn được điều chỉnh sẽ được thể hiện khi phát hành trên hóa đơn điều chỉnh.

Hướng dẫn sử dụng các chức năng này xem tại link:

Hướng dẫn sử dụng các chức năng chung khi lập chứng từ.

3. Lập hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu và thuế

Khi lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá thuế và doanh thu dịch vụ thì nhập giá trị ở ô đơn giá là giá trị giảm giá cho 1 đơn vị dịch vụ.

Ví dụ: Cung cấp dịch vụ cho công ty A, với giá 20.000.000đ thuế GTGT 10%. Do dịch vụ cung cấp không tốt nên giảm giá 20% cho dịch vụ này.

Đơn giá giảm = 20.000.000đ * 20% = 4.000.000đ.

Thuế gtgt cho phần giảm giá: 4.000.000đ & 10% = 400.000đ.

4. Lập hóa đơn điều chỉnh giảm chỉ riêng tiền thuế

Nếu chỉ điều chỉnh giảm thuế mà không điều chỉnh doanh thu thì:

  • Tài khoản nợ là tài khoản doanh thu, không nhập giá trị số lượng, đơn giá, thành tiền.
  • Nhập mã thuế suất là mã cần thay đổi (ví dụ hóa đơn có mã thuế suất là 10% nhưng muốn điều chỉnh giảm thuế còn 5% thì nhập 5%).
  • Nhập số tiền thuế gtgt bị giảm vào cột “Tiền thuế”.

Lưu ý:

Khi này trên sổ cái sẽ có hạch toán cặp tk doanh thu/tk công nợ có phát sinh là 0đ.

5. Lập hddt điều chỉnh chiết khấu thương mại vào cuối kỳ đồng thời cho nhiều hóa đơn

Trường hợp phát hành hóa đơn điện tử điều chỉnh cho đồng thời nhiều hóa đơn thì thông tin ngày, số của các hđ bị điều chỉnh nhập ở trường ghi chú hddt.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận