Điều chỉnh giảm giá mua và thuế gtgt

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 01/06/2021 – Ngày cập nhật: 12/07/2021

1. Hạch toán

Chứng từ gốc – hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu và thuế do gửi bán gửi.

Nếu hàng hóa được điều chỉnh giảm vẫn còn trong kho thì hạch toán:

Nợ TK 331                                Số tiền giảm giá hàng mua

Có TK 152, 156, 242    Nguyên liệu, vật liệu; Hàng hóa

Có TK 1331                  Thuế GTGT được khấu trừ của hh, d.vụ

Nếu hàng hóa được điều chỉnh không còn tồn kho mà đã đưa hết sxkd thì hạch toán:

Nợ TK 331

Có TK 154, 621, 632, 642

Có TK 1331.

Lưu ý: Hóa đơn thuế gtgt đầu vào được kê khai giảm (âm) giá trị mua vào và giá tiền thuế.

2. Hướng dẫn thực hiện

2.1. Hướng dẫn chung

Hiện chương trình chưa có màn hình để nhập riêng cho hóa đơn điều chỉnh giảm giá mua và thuế gtgt.

Dưới đây sẽ hướng dẫn cách thực hiện trên cơ sở các màn hình nhập hiện có.

Mỗi trường hợp cụ thể có những phương án xử lý khác nhau trên phần mềm. Doanh nghiệp xem xét và tự lựa chọn phương án phù hợp.

Lưu ý: Nếu tiền điều chỉnh không nhiều và các phương án xử lý trình bày bên dưới khi áp dụng mà phức tạp thì có thể hạch toán số tiền điều chỉnh trực tiếp vào giảm chi phí. Vật tư, hàng hóa dùng cho mục đích gì thì hạch toán vào tài khoản chi phí tương ứng. Sử dụng menu: Mua hàng\Thanh toán \ C.từ phải trả khác, c.từ bù trừ công nợ.

2.2. Trường hợp 1: Điều chỉnh chỉ giảm mỗi tiền thuế

  • Hạch toán 

Nợ 331 

Có 1331 – Số tiền thuế giảm.

Phương án 1: Lọc c.từ cũ ra sửa tiền thuế và bổ nhập bổ sung hóa đơn thuế
Trường hợp này có thể thực hiện nếu hóa đơn điều chỉnh vẫn trong kỳ báo cáo cùng với hóa đơn ban đầu.

Lọc chứng từ mua hàng đã nhập trước đó, sửa lại tiền thuế và nhập thêm thêm hóa đơn điều chỉnh đầu vào để lên báo cáo thuế.

Ví dụ nhập mua 1 mặt hàng, số lượng 1, giá 1.000.000đ, tiền hàng 1.000.000đ. Thuế suất nhầm là 10% – tiền thuế là 100.000đ. Thuế suất đúng là 5% – 50.000đ.

Vì vậy nhận thêm 1 hóa đơn đầu vào điều chỉnh tiền thuế là -50.000đ, tiền hàng là 0đ. 

Lưu ý: Việc sửa lại chứng từ đã lưu có thể không được phép, tùy theo quy định của doanh nghiệp.

Phương án 2: Lập chứng từ phải trả khác để bổ sung
Hạch toán tại menu 

Mua hàng/Thanh toán/C.từ phải trả khác và bù trừ công nợ.

Hoặc Tổng hợp/Phiếu kế toán.

Đồng thời, cập nhật thông tin hóa đơn đầu vào (ghi âm tiền thuế) tại menu để lưu vào sổ thuế phục vụ kê khai thuế:

Báo cáo thuế/Hóa đơn GTGT mua vào.

2.3. Trường hợp 2: Điều chỉnh giảm giá mua và thuế, hàng vẫn còn tồn trong kho

Phương án 1: Lọc c.từ cũ ra và sửa lại đơn giá và bổ sung hóa đơn thuế
Phương án này có thể thực hiện nếu hóa đơn điều chỉnh vẫn trong kỳ báo cáo cùng với hóa đơn ban đầu.

Lọc chứng từ mua hàng đã nhập trước đó, sửa lại đơn giá (cho đúng với giá đã được điều chỉnh), tiền thuế và bổ sung thêm hóa đơn điều chỉnh đầu vào để lên báo cáo thuế. Xem hướng dẫn cách nhập bổ sung hóa đơn thuế ở mục trên.

Lưu ý: Việc sửa lại chứng từ đã lưu có thể không được phép, tùy theo quy định của doanh nghiệp.

Phương án 2. Nhập điều chỉnh giảm ở menu ”Phiếu xuất kho” và “C.từ phải trả khác”
Ví dụ: Nhập mua 100 sản phẩm BHHH01 với giá 100.000đ và 100 sản phẩm BHHH02 với giá 200.000đ. Thuế 10%.

Sản phẩm BHHH01 bị sai giá. Giá đúng là 80.000đ, số tiền chênh lệch 2.000.000đ.

Phương án này ta lập 3 chứng từ:

1. Phiếu xuất kho để hạch toán phần giảm giá. 

Lưu ý: nhập số lượng và đơn giá = 0, số tiền bằng tiền chênh lệch. Đánh dấu “[v] Xuất theo giá đích danh cho VT tính giá trung bình”.

2. Chứng từ phải trả khác để nhập hạch toán giảm thuế gtgt đầu vào

3. Cập nhật hóa đơn thuế đầu vào để đưa vào sổ kê khai thuế.

Phương án 3: Nhập điều chỉnh giảm ở menu”Chi phí mua hàng, thuế, điều chỉnh khác”
Menu thực hiện   

Phân hệ mua hàng/Nhập mua hàng/Chi phí mua hàng, thuế, điều chỉnh khác.

Ví dụ: Nhập mua 100 sản phẩm BHHH01 với giá 100.000đ và 100 sản phẩm BHHH02 với giá 200.000đ. 

Sản phẩm BHHH01 bị sai giá. Giá đúng là 80.000đ, số tiền chênh lệch 2.000.000đ.

Ta lập phiếu “Chi phí mua hàng, thuế, điều chỉnh khác” kế thừa từ phiếu nhập cũ. Nhập tổng chi phí là -2.000.000đ, tại cột “Tiền chi phí” ở dòng sản phẩm BHHH01 nhập số tiền là -2.000.000đ, còn dòng sản phẩm BHHH02 để giá trị bằng 0.

Lưu ý: Phương án này chỉ áp dụng nếu chấp nhận hạch toán tiền âm cho việc điều chỉnh giảm.

2.4. Trường hợp 3: Điều chỉnh giảm cả giá mua và thuế khi hàng đã xuất hết

Trường hợp này lập 2 chứng từ:

1. Lập 1 phiếu kế toán để hạch toán giảm chi phí và giảm công nợ phải trả, giảm thuế gtgt đầu vào.

2. Cập nhật hóa đơn thuế đầu vào để đưa vào sổ kê khai thuế.

2.5. Trường hợp 4: Điều chỉnh giảm cả giá mua và thuế khi một số mặt hàng đã xuất hết còn một số mặt hàng vẫn còn tồn kho

Trường hợp này ta phải tách những mặt hàng còn tồn trong kho và những mặt hàng nào đã xuất hết và sử dụng các phương án áp dụng tương ứng trình bày ở trên.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận