Khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 09/03/2021 – Ngày cập nhật: 10/07/2021

1. Chức năng

Các chi phí phát sinh được nhóm và cộng theo các đối tượng tập hợp chi phí, ví dụ theo tk chi phí – sp (trực tiếp), tk chi phí – px (bpht), tk chi phí – lsx…

Chi phí được tập hợp này sẽ được phân bổ cho các đối tượng tính giá theo một cách nào đó, ví dụ theo tỷ lệ, theo định mức…

Ta sẽ phải khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí nêu trên để chương trình tính toán (cộng và phân bổ). Việc khai báo này giúp cho phần mềm thực hiện tự động đồng thời việc tập hợp và phân bổ chi phí, và dễ dàng thực hiện lại khi có có chỉnh sửa số liệu phát sinh.

Khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí cho các tài khoản chi phí sản xuất: 621, 622, 627, 154.

Lưu ý:

 Việc khai báo này chỉ phải thực hiện một lần, chứ không cần phải khai báo lại mỗi lần thực hiện tính giá thành.

Cách tập hợp và phân bổ chi phí được áp dụng chung cho tất cả các đơn vị cơ sở. Chương trình chưa xử lý được trường hợp mỗi đơn vị có khai báo cách tập hợp và phân bổ riêng.

2. Hướng dẫn thực hiện

  • Menu thực hiện

Giá thành sản xuất\Danh mục\Khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí.

  • Các trường thông tin

Khi vào menu chương trình hiển thị thông tin khai báo về cách tập hợp và phân bổ chi phí cho các tài khoản chi phí đã khai báo (nếu có) trước đó.

Màn hình các trường thông tin khai báo cách tập hợp và phân bổ chi phí cho tài khoản chi phí sản xuất:

  • Giải thích một số trường

+ Tk thpbcp (tài khoản tập hợp và phân bổ chi phí)

Chọn tk chi phí sản xuất (621, 622, 627, 154) từ danh mục tài khoản.

Cho phép chọn tài khoản tổng hợp hoặc tài khoản chi tiết. Trường hợp có 1 nhóm các tài khoản chi tiết hoặc tất cả các tài khoản chi tiết thuộc tài khoản tổng hợp có cùng cách tập hợp và phân bổ chi phí thì có thể khai báo tài khoản tổng hợp.

+ Tk có

Trong một số trường hợp tập hợp chi phí sẽ lấy chính xác các phát sinh đối ứng với tài khoản nào.

Khi này thì không cần phải khai báo Tk cpdd (để tính giảm trừ) nữa.

+ Tk cpdd (để tính giảm trừ)

Khai báo tài khoản này để khi tập hợp chi phí thì sẽ trừ đi các giảm trừ – các phát sinh không đối ứng với tk cpdd.

Lưu ý:

Để có thể loại trừ các phát sinh giảm trừ khi tập hợp thì bắt buộc phải nhập tài khoản có hoặc tài khoản chi phí dở dang.

+ Ds tk chi tiết (danh sách tài khoản chi tiết) – F11

Cho phép chọn một tài khoản, một nhóm tài khoản hoặc tất cả các tài khoản chi tiết

Sử dụng cho trường hợp tk thpbcp khai báo tài khoản tổng hơp, và khai báo ds tk chi tiết có cùng cách tập hơp và phân bổ chi phí: ví dụ chi phí sản xuất chung (627) có nhiều tài khoản chi tiết, tất cả hoặc một nhóm các tài khoản chi tiết có cùng cách tập hợp và phân bổ chi phí.

+ Ds bpht trực tiếp (danh sách bộ phận hạch toán trực tiếp) – F11

Cho phép chọn một hoặc nhiều bộ phận hạch toán trực tiếp.

Khi sử dụng kiểu tập hợp chi phí là 2 – Theo bộ phận trực tiếp, bắt buộc phải chọn danh sách bộ phận hạch toán trực tiếp.

Sử dụng cho trường hợp tính giá thành: tách hoặc không cần tách tài khoản chi phí cho từng công đoạn, cách phân bổ chi phí của từng công đoạn hoặc từng nhóm công đoạn khác nhau, khi đó tài khoản tập hợp phân bổ chi phí khai báo là tài khoản tổng hợp và chọn bộ phận hạch toán trực tiếp.

+ Mã thpbcp và tên thpbcp (tập hợp phân bổ chi phí)

Mã và tên của tập hợp phân bổ chi phí, được gán bằng tài khoản thpbcp và tên tài khoản, cho phép sửa.

+ Mã ytcp (yếu tố chi phí)

Chọn từ danh mục yếu tố chi phí. Phục vụ lên báo cáo, phân tích số liệu theo yêu cầu của người sử dụng.

Sử dụng trong trường hợp các tk cp sx có chia nhiều tiểu khoản. Khi này Mã ytcp sử dụng để gộp các tiểu khoản cp sx cùng 1 mã ytcp.

+ Số liệu tính toán

      • 0 – Không chi tiết theo mã vật tư (lấy từ sổ cái): Chương trình tập hợp chi phí dựa vào sổ cái.
      • 1 – Chi tiết theo mã vật tư (lấy từ sổ kho): Chương trình tính dựa vào sổ kho.

+ Kiểu tập hợp cp (chi phí)

      • 1 – Trực tiếp cho sản phẩm (đối tượng tính giá thành của sản phẩm)

Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập số liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho đối tượng tính giá thành cụ thể của sản phẩm. 

Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo đối tượng tính giá thành của sản phẩm: sp – bhpt – lsx (- mã vt).

      • 2 – Theo bpht trực tiếp

Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho bpht trực tiếp nào. 

Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo: bhpt (- mã vt).

      • 3 – Theo lệnh sản xuất

Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho lsx nào. 

Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo: lsx (- mã vt).

      • 4 – Theo bpht gián tiếp

Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho bpht gián tiếp nào. 

Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo: bhpt (- mã vt).

      • 5 – Chỉ theo tài khoản

Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm chỉ cần chỉ rõ cho tk cp sx.

Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và tính tổng phát sinh của tk thpbcp.

Kiểu tập hợp này chỉ áp dụng cho đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm (không có theo lsx, bpht) và doanh nghiệp không có nhiều phân xưởng/dây chuyền sản xuất.

      • 6 – Theo lsx và bpht trực tiếp

Các chi phí phát sinh trong kỳ khi nhập liệu vào phần mềm đều được chỉ rõ cho bpht và lệnh sx.

Khi tập hợp chi phí sẽ lọc theo tk thpbcp và nhóm theo: lsx – bhpt (- mã vt).

Lưu ý:

Mối liên hệ giữa đối tượng tính giá thành của sản phẩm và kiểu tập hợp chi phí như sau trừ trường hợp tập hợp “1. Trực tiếp cho sản phẩm” (đối tượng tính giá thành) hoặc “4. Theo bpht gián tiếp” – thì được áp dụng cho tất cả các đối tượng tính giá thành):

          • Đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm thì kiểu tập hợp chỉ theo tài khoản.
          • Đối tượng tính giá thành là (bpht – sp) thì kiểu tập hợp là “2. Theo bpht trực tiếp”.
          • Đối tượng tính giá thành là (lsx – sp) thì kiểu tập hợp là “3. Theo lsx”.
          • Đối tượng tính giá thành là (lsx – bpht – sp) thì kiểu tập hợp có thể là “2. Theo bpht trực tiếp” hoặc “3. Theo lsx” hoặc “6. Theo lsx và bpht”.

+ Kiểu phân bổ cp (chi phí)

Là kiểu phân bổ chi phí đã tập hợp cho các đối tượng tính giá thành. 

Khi phân bổ chi phí thì chương trình sẽ dựa vào: số liệu tập hợp theo kiểu tập hợp, tệp tính toán số lượng sản xuất trong kỳ theo đối tượng tính giá thành của các sản phẩm và kiểu phân bổ cùng các thông tin như định mức, hệ số…

Có các kiểu sau:

        1. Kết chuyển theo đối tượng giá thành.
        2. Theo định mức vật tư
        3. Theo hệ số
        4. Theo giá thành của thpbcp khác
        5. Theo số lượng sản xuất trong kỳ
        6. Theo số lượng nhập kho trong kỳ
        7. Theo ps của thpbcp khác (phát sinh của tập hợp phân bổ chi phí khác)

Kiểu “0 – Kết chuyển theo đối tượng tính giá thành” nếu kiểu tập hợp chi phí là trực tiếp theo đối tượng tính giá thành.

      • Số liệu tập hợp chi phí chính là số liệu phân bổ (kết chuyển) theo đối tượng tính giá thành luôn.

Kiểu “1 – Theo định mức vật tư”

      • Chỉ áp dụng cho trường số liệu tính toán khi tập hợp chi phí lấy từ tệp sổ kho. Còn số liệu tính toán lấy từ tệp sổ cái thì không được chọn.
      • Định mức ở đây được tính trên 1 đơn vị số lượng của thành phẩm, vì vậy chương trình sẽ phân bổ theo “Định mức vật tư * Số lượng thành phẩm sản xuất trong kỳ”.
      • Định mức được khai báo tại Khai báo định mức NVL.

Kiểu “2 – Theo hệ số”

      • Hệ số ở đây được tính trên 1 đơn vị số lượng của thành phẩm, vì vậy chương trình sẽ phân bổ theo “Hệ số phân bổ * Số lượng thành phẩm sản xuất trong kỳ”.
      • Các hệ số được khai báo tại Khai báo hệ số phân bổ chi phí.

Kiểu “3 – Theo giá thành của thpbcp khác” (các tk thpbcp khác)

      • Chương trình sẽ tính tổng chi phí (gồm dddk + ps) của các yếu tố chi phí khác đã phân bổ cho các đối tượng tính giá thành để làm hệ số.

Kiểu “4 – Theo số lượng sản xuất trong kỳ”

      • Số lượng sản xuất trong kỳ của từng đối tượng tính giá thành chính là hệ số phân bổ.

Kiểu “5 – Theo số lượng nhập kho trong kỳ”

      • Số lượng sản xuất trong kỳ của từng đối tượng tính giá thành chính là hệ số phân bổ.
      • Kiểu phân bổ theo số lượng nhập kho chỉ nên áp dụng khi đáp ứng các điều kiện:
        1. Các sản phẩm có chi phí định mức là tương đương nhau, khác nhau không nhiều.
        2. Tỷ lệ số lượng nhập kho và số lượng dở dang của từng sản phẩm là tương đương. Ví dụ như trường hợp sản xuất không có sản phẩm dở dang.

Nếu 2 điều kiện trên không đáp ứng thì kiểu phân bổ theo sl nhập kho sẽ không đúng. Ví dụ, một sp có nhập kho, còn 1 sp trong kỳ toàn bộ trên dở dang, chưa có nhập kho thì chi phí sẽ đẩy hết cho sp có nhập kho.

Để đúng cho mọi trường hợp thì nên chọn kiểu phân bổ theo sl sx trong kỳ thay cho theo sl nk trong kỳ.

Kiểu “6 – Ps của thpbcp khác”

      • Chương trình sẽ tính dựa vào phát sinh của yếu tố chi phí khác đã phân bổ cho các đối tượng tính giá thành để làm hệ số
      • Sau khi tính được hệ số, sẽ dựa vào hệ số để phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ

Với các chi phí được tập hợp thông qua bộ phận hạch toán gián tiếp thì phải thực hiện “Khai báo phân bổ chi phí của các bộ phận gián tiếp cho các đối tượng”.

Lưu ý:

Với mỗi cách tập hợp và phân bổ chi phí khác nhau thì phải mở một tiểu khoản.

Ví dụ: Tk 6211 – Chi phí nvl được tập hợp trực tiếp cho đối tượng tính giá thành; Tk 6212 – Chi phí nvl được tập hợp theo lệnh sx và phân bổ theo định mức…

+ Chọn ds thpbcp (danh sách tập hợp phân bổ chi phí)

Khai báo danh sách tk thpbcp nếu kiểu phân bổ chi phí là “3 – Theo các ytcp khác”.

+ Loại cp (loại chi phí)

Chọn từ danh mục loại chi phí.

Phục vụ đánh giá số lượng sp dở dang quy đổi về sl hoàn thành

Các spdd cuối kỳ tùy theo ytcp có thể có mức tỷ lệ hoàn thành khác nhau. Ví dụ, đối với cp nvl thì tỷ lệ hoàn thành của spdd là 100% (nvl cho sản xuất sản phẩm theo đơn hàng có thể đã xuất ra hết, kỳ sau kô xuất tiếp nvl cho các đơn hàng này nữa), nhưng đối với cp là lương thì tỷ lệ hoàn thành là 70% (còn một số công đoạn, công việc nữa chưa thực hiện, sẽ tiếp tục ở kỳ sau)… 

Vì số lượng tk thpbcp có thể nhiều nên để tính toán sl sp hoàn thành quy đổi khai báo các tk thpbcp có cùng mức tỷ lệ hoàn thành. Lưu ý ở đây quan trọng là cùng mức là được, chứ không quan trọng cụ thể tỷ lệ hoàn thành là bao nhiêu. 

Thường thì có 3 loại có cùng mức tỷ lệ hoàn thành: Loại cp nvl, Loại cp lương, Loại cp chung. Hoặc có 2 loại: Loại cp nvl, Loại cp lương và cp chung.

Trong trường hợp tất cả các tk thpbcp đều có cùng mức tỷ lệ hoàn thành – ví dụ, sx không có sp dở dang – thì chỉ cần dùng chung 1 mã Loại cp.

+ Tạo bút toán pb (phân bổ)

0 – Không: Chương trình sẽ không tạo bút toán phân bổ chi phí cho mã ytcp này.

1 – Có: Chương trình sẽ thực hiện tạo bút toán phân bổ chi phí cho mã ytcp này, từ tài khoản tập hợp chi phí sang tài khoản cpdd khi chạy chức năng tạo bút toán phân bổ.

Để tạo bút toán phân bổ chi phí thì tk thpbcp phải là tk chi tiết.

Tài khoản đối ứng – nhận phân bổ chi phí – là tài khoản cpdd khai báo trong danh mục vật tư hoặc trong danh mục bộ phận hạch toán – trong trường hợp cùng một thành phẩm/bán thành phẩm gắn với 2 bpht khác nhau thì có tk cddd khác nhau. 

+ Ghi chú

Ghi chú về mã tập hợp phân bổ chi phí.

+ Trạng thái sử dụng

      • 0 – Không sử dụng: Mã tập hợp phân bổ chi phí không còn hoạt động/không có phát sinh nữa. 
      • 1 – Sử dụng: Mã tập hợp phân bổ chi phí đang còn hoạt động/đang có phát sinh.

+ Xử lý trường hợp tập hợp và phân bổ 2 bước

Trên thực tế có trường hợp tập hợp và phân bổ, ví dụ, như sau:

      1. Tk 627 và (hoặc tk 622) chung được phân bổ cho các công đoạn sản xuất theo chi phí nvl của từng công đoạn.
      2. Tiếp theo chi phí phân bổ này được phân bổ đến các đối tượng tính giá thành theo số lượng sản phẩm sản xuất ở từng công đoạn.

Như ví dụ này thì không thể khai báo tập hợp và phân bổ như hướng dẫn ở trên.

Có thể xử lý như sau:

      1. Mở thêm một tk cpdd “chung” có các tiểu khoản là các công đoạn. Ví dụ: 154C1, 154C2, 154C3…
      2. Sử dụng “Bút toán phân bổ cuối kỳ” bên phân hệ kế toán tổng hợp để thực hiện phân bổ chi phí tập hợp trên tk 627 cho các tk 154Cx với các hệ số là chi phí nvl – tk 621x.
      3. Khai báo tập hợp và phân bổ chi phí cho các tk 154Cx theo số lượng sản xuất: tập hợp – Nợ 154Cx/ Có 627, phân bổ – Nợ 154x / Có 621x.\

Có thể có những trường hợp ví dụ khác mà chưa thể thực hiện 1 bước được ngay mà phải đi “đường vòng” qua 1 bước ở phân hệ kế toán tổng hợp rồi mới thực hiện tập hợp và phân bổ ở phân hệ giá thành sản xuất.

  • Hướng dẫn chung về các thao tác

Hướng dẫn chung về các thao tác cũng như khai báo xem tại Hướng dẫn chung về cách khai báo và tra cứu danh mục.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận