Hướng dẫn thực hiện một số nghiệp vụ thu tiền

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 17/03/2021 – Ngày cập nhật: 03/07/2023

1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ (tk 1121, 113)

  • Hạch toán

Trường hợp rút tiền từ ngân hàng về nhập quỹ thì phát sinh 2 chứng từ kế toán – phiếu thu tiền mặt và chứng từ ngân hàng.

Nếu hạch trực tiếp cả 2 chứng từ:

Nợ TK 111     Tiền mặt

Có TK 1121     Tiền gửi ngân hàng

sẽ bị gấp đôi số phát sinh. Vì vậy chỉ nhập phiếu thu tiền mặt.

Nếu hạch toán thông qua tài khoản tiền đang chuyển – tk 113 thì nhập cả 2 chứng từ vào phần mềm. 

Nợ TK 1111     Tiền mặt

Có TK 1131     Tiền đang chuyển

Nợ TK 1131     Tiền đang chuyển

Có TK 1121     Tiền gửi ngân hàng

Để đảm bảo các chứng từ đều được nhập, dễ đối chiếu thì nên hạch toán qua tk 1131.

  • Lưu ý về nhập liệu

Các trường hợp này sử dụng mã giao dịch “2 – Thu từ một khách hàng, thu khác”.

2. Nhận tiền từ ngân hàng khác chuyển sang (tk 1121, 113)

  • Hạch toán

Trường hợp chuyển tiền giữa 2 ngân hàng thì phát sinh 2 chứng từ kế toán – chứng từ của ngân hàng chuyển và chứng từ của ngân hàng nhận.

Nếu hạch trực tiếp cả 2 chứng từ:

Nợ TK 1121-C    Tiền gửi ngân hàng C

Có TK 1121-N     Tiền gửi ngân hàng N

sẽ bị gấp đôi số phát sinh. Vì vậy chỉ nhập chứng từ của ngân hàng chuyển đi.

Nếu hạch toán thông qua tài khoản tiền đang chuyển – tk 113 thì nhập cả 2 chứng từ vào phần mềm. 

Nợ TK 1121-N     Tiền gửi ngân hàng N

Có TK 1131     Tiền đang chuyển

Nợ TK 1131     Tiền đang chuyển

Có TK 1121-C     Tiền gửi ngân hàng C

Để đảm bảo các chứng từ đều được nhập, dễ đối chiếu thì nên hạch toán qua tk 1131.

  • Lưu ý về nhập liệu

Các trường hợp này sử dụng mã giao dịch “2 – Thu từ một khách hàng, thu khác”.

3. Nhận lại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (tk 1281)

  • Hạch toán

Nợ TK 1121      Tiền gửi ngân hàng

Có TK 1281     Tiền gửi có kỳ hạn

  • Lưu ý về nhập liệu

Người dùng chọn mã giao dịch “2 – Thu từ một khách hàng, thu khác”.

    4. Nhận tiền của khách hàng (tk 131)

    • Hạch toán

    Nợ TK 111, 112      Tiền mặt; Tiền gửi ngân hàng

    Có TK 131 Phải thu của khách hàng

    • Lưu ý về nhập liệu

    Xem hướng dẫn tại “Thu tiền bán hàng”.

    5. Nhận tiền từ các khoản phải thu khác (tk 136, 138)

    • Hạch toán

    Nợ TK 111, 112      Tiền mặt; Tiền gửi ngân hàng

    Có TK 136, 138…  Phải thu nội bộ; Phải thu khác

    • Lưu ý về nhập liệu

    Người dùng chọn mã giao dịch “2 – Thu từ một khách hàng, thu khác”.

    Trong trường hợp thu tiền từ nhiều đối tượng trên một chứng từ thì dùng mã gd “3 – Thu của nhiều khách hàng”.

    6. Nhận tiền hoàn ứng (tk 141)

    • Hạch toán

    Nợ TK 111, 112  Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

    Có TK 141 Tạm ứng

    • Lưu ý về nhập liệu

    Người dùng chọn mã giao dịch “2 – Thu từ một khách hàng, thu khác”.

    Để chỉ rõ thu tiền của khoản tạm ứng hay vay mượn nào thì sau khi lưu chứng từ hãy bấm vào nút “Chọn hđ” để chọn khoản tạm ứng trước đó. 

    Có thể chọn mã gd = 1 để chỉ luôn khi nhập ở tab “1. Chi tiết”.

    7. Nhận tiền vay ngân hàng bằng tiền mặt (tk 341)

    • Hạch toán

    Nợ Tk 1121 Tiền mặt,Tiền gửi ngân hàng

        Có TK 341  Vay và nợ thuê tài chính

    • Lưu ý về nhập liệu

    Người dùng chọn mã giao dịch “2 – Thu từ một khách hàng, thu khác”.

    Để theo dõi thông tin về khế ước vay, các lần giải ngân và thanh toán thì khai báo khế ước ở “danh mục khế ước” và nhập mã khế ước ở trường “Mã khế ước”.

    8. Nhận lãi tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (tk 515)

    • Hạch toán

    Nợ TK 1121      Tiền mặt; Tiền gửi ngân hàng

    Có TK 5151  Lãi tiền gửi

    • Lưu ý về nhập liệu

    Người dùng chọn mã giao dịch “2 – Thu từ một khách hàng, thu khác”.

    9. Các khoản thu khác (tk 7118)

    • Hạch toán (ví dụ)

    Nợ TK 111, 112      Tiền mặt; Tiền gửi ngân hàng

    Có TK 7118…  Thu nhập khác

    • Lưu ý về nhập liệu

    Người dùng chọn mã giao dịch “2 – Thu từ một khách hàng, thu khác”.

    Bài viết này hữu ích chứ?

    Bài viết liên quan

    Tổng đài tư vấn
    Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
    LIÊN HỆ

    Để lại bình luận