1. Trang chủ
  2. Báo cáo
  3. Phân hệ tổng hợp
  4. Báo cáo tài chính
  5. Báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp

Báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp

  •  
  •  
  •  
  •  

Ngày đăng: 19/03/2021 – Ngày cập nhật: 02/08/2021

1. Chức năng

Lên báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp.

Trong chương trình đang có sẵn các mẫu báo cáo theo thông tư 200 và thông tư 133 của Bộ Tài chính. Tùy theo thông tư nào được lựa chọn thì sẽ hiện lên các mẫu báo cáo theo thông tư đó. TT 200 hay TT 133 được chọn tại tham số hệ thống, tab Tổng hợp “stt 301 – Sử dụng mẫu sổ theo Thông tư, quyết định”.

Ngoài các mẫu theo thông tư 200 và 133 thì chương trình còn có mẫu có các cột thông tin về số lũy kế.

Chương trình cho phép chỉnh sửa lại cách tính các chỉ tiêu của các mẫu báo cáo nếu như danh mục tài khoản có sự thay đổi và cho phép tạo các mẫu báo cáo mới theo yêu cầu quản lý.

Ghi chú:

Dòng tiền theo phương pháp gián tiếp có phần dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lập được lập “gián tiếp” dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.

Ưu điểm chính của phương pháp gián tiếp là nó tập trung vào sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Do vậy nó cung cấp thông tin hữu ích về mối quan hệ giữa Báo cáo lưu chuyển tệ với Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán.

Do số liệu được lập dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh nên dễ đối chiếu số liệu giữa các báo cáo tài chính này.

Có thể diễn giải về cách lập dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp như sau (lưu ý: diễn giải này có thể không chính xác!):

    • Giả sử toàn bộ doanh thu và chi phí kinh doanh đều được nhận và trả bằng tiền mặt và toàn bộ hàng hóa, vật tư mua vào đều được xuất bán (giá vốn) hoặc đưa hết vào sản xuất (chi phí) thì “lợi nhuận = doanh thu – chi phí = thu – chi = lưu chuyển thuần”. Như vậy bắt đầu có thể xem “Lưu chuyển thuần = Lợi nhuận trước thuế”.
    • Về chi phí: Thực tế có một số khoản chi phí khi tính toán lợi nhuận không được chi trả trực tiếp bằng tiền trong kỳ. Vì vậy phải thực hiện điều chỉnh các khoản chi phí này. Các khoản này gồm có: khấu hao, các khoản dự phòng…
    • Về bán hàng, mua hàng: có những khoản bán và mua không thu và trả bằng tiền mặt trong kỳ và có nhưng khoản thu/trả nợ cho mua bán từ các kỳ trước. Vì vậy phải thực hiện điều chỉnh thay đổi về số dư công nợ phải thu và phải trả giữa số đầu kỳ và cuối kỳ.
    • Về hàng tồn kho: vật tư, hàng hóa mua về không phải là xuất bán hết (giá vốn, giảm doanh thu) hoặc đưa hết vào sản xuất (chi phí) trong kỳ mà có thể còn lưu kho và tồn từ kỳ trước lại có thể được xuất bán, đưa vào sản xuất trong kỳ này. Vì vậy phải thực hiện điều chỉnh cho hàng tồn kho giữa số đầu kỳ và cuối kỳ.

2. Menu thực hiện

Thực hiện tại menu:

Tổng hợp\Báo cáo tài chính\Báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp.

3. Lên báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp

Bước 1: Nhập điều kiện lọc 

Khi vào menu, chương trình hiện lên màn hình điều kiện lọc. Nhập các thông tin lọc cần thiết để vào báo cáo dòng tiền – theo phương pháp gián tiếp.

Ngày đầu kỳ … Ngày cuối kỳ …

Nhập thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ báo cáo.

Ngày đầu kỳ năm trước … Ngày cuối kỳ năm trước …

Chương trình lấy theo thời gian ngày đầu kỳ và cuối kỳ phía trên nhưng của năm trước đó.

Tính lũy kế từ ngày …

Thời gian bắt đầu tình lũy kế khi lên báo cáo. Đối với trường hợp chọn mẫu báo cáo có lũy kế.

Chọn mẫu

Chọn mẫu báo cáo đã có sẵn theo nhu cầu.

Sau khi nhấn “Nhận”, chương trình sẽ thực hiện tính toán và đưa ra bảng kết quả.

Bước 2: Xem một số thông tin bổ sung

Xem chi tiết các chứng từ phát sinh của các tài khoản

Tại màn hình xem báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp, di chuyển chuột tới dòng muốn xem nhấn “Chi tiết”.

Chương trình sẽ hiện lên các chứng từ phát sinh và số tiền phát sinh tương ứng.

Chỉ các chỉ tiêu khai báo tài khoản cụ thể thì mới xem chi tiết được. Còn các chỉ tiêu tính theo các chỉ tiêu khác thì không xem chi tiết được.

In, xuất số liệu ra excel

Để in hoặc xuất số liệu ra excel thì chọn biểu tượng “In” hoặc “Kết xuất”.

Xem tất cả các chỉ tiêu khai báo

Ngầm định chương trình chỉ hiện lên các chỉ tiêu sẽ in theo mẫu quy định – khai báo là có in/hiện trên báo cáo. Để xem cả các chỉ tiêu trung gian khi tính toán thì bỏ điều kiện lọc ở cột “In b/c” – để trắng ô này.

4. Xuất số liệu báo cáo sang phần mềm báo cáo cho cơ quan thuế

Xem hướng dẫn tại: Kết chuyển báo cáo tài chính sang phần mềm báo cáo cho cơ quan thuế.

5. Thêm mẫu báo cáo

Ngoài những mẫu báo cáo đã có sẵn theo quy định của nhà nước, chương trình cho phép người dùng tạo ra những mẫu báo cáo riêng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Tại màn hình lọc chọn “Tạo mẫu báo cáo”.

Chọn “Thêm” để thêm báo cáo.

Lưu ý:

Các thông tin này được sao chép theo mẫu báo cáo mà người dùng trỏ chuột tới trước khi nhấn “Thêm”.

Nhập các thông tin: Sắp xếp, tên báo cáo, tên 2, thông tư, quyết định, nhóm báo cáo. tên tệp. 

Nhấn “Nhận” để lưu mẫu báo cáo mới.

Lưu ý: 

Tiếp theo phải thực hiện sửa mẫu báo cáo (xem phần dưới) để khai báo các chỉ tiêu, công thức tính toán.

6. Khai báo các chỉ tiêu, cách tính các chỉ tiêu

Tại màn hình lọc chọn “Tạo mẫu báo cáo”.

Di chuyển chuột tới dòng báo cáo cần sửa mẫu, sau đó nhấn “Sửa”.

Sửa các thông tin: Sắp xếp, tên báo cáo, tên 2, thông tư, quyết định, nhóm báo cáo, tên tệp lưu. 

Sau khi nhấn “Nhận” thì chương trình sẽ hiện lên bảng các chỉ tiêu và cách tính của từng chỉ tiêu.

Muốn sửa dòng nào thì di chuyển chuột tới dòng đó và nhấn “Sửa”.

Cần thêm thì chọn “Mới”.

Sửa/khai báo cách tính của chỉ tiêu. Sau đó nhấn “Nhận”.

Thông tin: 

  • Stt (số thứ tự): Số thứ tự sắp xếp các chỉ tiêu trên báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp.
  • Mã số: Mã số của chỉ tiêu.
  • Chỉ tiêu: Tên tiếng Việt của chỉ tiêu.
  • Chỉ tiêu 2: Tên tiếng Anh của chỉ tiêu.
  • Thuyết minh: Mã số trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
  • In báo cáo: Chỉ tiêu này sẽ được in/không in trên báo cáo. Nếu chọn 0 – là chỉ tiêu trung gian để tính toán cho các chỉ tiêu được in.
  • Kiểu chữ đậm: Dòng chỉ tiêu sẽ được in đậm hay không.
  • Cách tính:

1 – Tính theo số dư: Dựa vào tài khoản khai báo để tính. Với “Cách tính = 1” thì không cho nhập trường các tài khoản đối ứng. Chương trình sẽ tính theo số dư của các tài khoản.

Dùng để lấy số liệu ở mã số “60 – Tiền và tương đương tiền đầu kỳ”.

2 – Tính theo số ps (phát sinh): Dựa vào tài khoản/tài khoản đối ứng để tính. Chương trình sẽ tính số phát sinh của các cặp tài khoản (các tk/các tk đối ứng).

3 – Tính theo các chỉ tiêu khác: Chương trình tính theo công thức khai báo tính toán theo các chỉ tiêu khác.

4 – Tự nhập: Người dùng sẽ tự nhập phát sinh trong kỳ (đối với một số chỉ tiêu trong báo cáo giữa niên độ).

  • Dòng tiền thu/chi: Khai báo chỉ tiêu là dòng tiền vào (thu) hay là dòng tiền ra (chi). Vì trên báo cáo cả thu/chi đều ghi trên 1 cột nên phải ghi âm/dương để phân biệt thu/chi.

1 – Thu: Trên báo cáo ghi số dương.

2 – Chi: Trên báo cáo ghi số âm.

Lưu ý: Trường thông tin này chỉ sử dụng khi khai báo các chỉ tiêu trực tiếp đến ps nợ/có của tk tiền (111, 112, 113), được khai báo tại dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính, và một số chỉ tiêu bên dưới của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Khai báo khi “Cách tính = 1 hoặc 2”.

  • Số dư, số ps nợ/có: 1 – Nợ, 2 – Có.

Tính số dư, số phát sinh bên nợ hay bên có của tài khoản. 

Khai báo khi “Cách tính = 1 hoặc 2”.

  • Số dư đầu/cuối: 1 – Dư đầu, 2 – Dư cuối.

Tính số dư đầu/dư cuối. 

Khai báo khi “Cách tính = 1”.

  • Tk (tài khoản) tính số dư có ở cả bên thu và bên chi: 0 – Không, 1 – Có.

Chỉ áp dụng cho trường hợp “Cách tính = 1- tính số dư”, khi tính số dư chỉ lấy các số dư có giá trị dương. 

Có một số chỉ tiêu liên quan đến các tk c.nợ và tk phải trả thì việc tính số dư chỉ lấy một vế của các đối tượng c.nợ hoặc các tiểu khoản.

Khi này tk này xuất hiện trong khai báo cách tính ở cả 2 bên thu và chi.

Khai báo khi “Cách tính = 1”.

  • Lấy chi tiết số dư của các tài khoản công nợ: 0 – Không, 1 – Có.

Khai báo khi “Cách tính = 1”.

  • Các tài khoản: Khai báo danh sách các tài khoản, cách nhau bằng dấu phẩy (,). 

Khai báo khi “Cách tính = 1 và 2”.

  • Các tài khoản đối ứng: Khai báo danh sách các tài khoản đối ứng, cách nhau bằng dấu phẩy (,). 

Khai báo khi “Cách tính = 2”.

  • Công thức: Nếu cách tính là 3 thì khai báo công thức tính dựa vào các chỉ tiêu khác (ghi mã các chỉ tiêu và các phép tính cộng (+), trừ (-).

7. Xóa mẫu báo cáo

Chương trình cho phép người dùng xóa những mẫu báo cáo đã tạo nhưng không còn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Tại màn hình lọc chọn “Tạo mẫu báo cáo”.

Di chuyển chuột tới dòng báo cáo cần sửa mẫu, sau đó nhấn “Xóa”.

Chương trình thông báo xác nhận có xóa không.

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Tổng đài tư vấn
Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi
LIÊN HỆ

Để lại bình luận